Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020 đã có 897,5 nghìn lao động trong nước bị mất việc và 30.8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thu nhập thấp, xuất khẩu lao động Nhật Bản đang trở thành cơ hội lớn cho lao động Việt Nam.
Tổng quan thị trường lao động Nhật Bản
Trong năm 2019 đã có 152.530 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tính riêng thị trường Nhật Bản, con số này là 82.703 người, chiếm 54.22%, tăng 20,32% so với năm 2018. Trung bình mỗi tháng có 6.892 lao động đi làm việc tại Nhật Bản. Sau Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt đứng thứ 2 và 3 với số lao động lần lượt là 54.480 và 7.215 người.
Nhật Bản vốn được biết là đất nước người dân có tuổi thọ cao nhất thế giới, nhưng đồng thời cũng là một trong những nước có tỷ lệ sinh thấp nhất. Điều đó khiến cho Nhật Bản luôn rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng.
Số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố vào tháng 6 năm 2018 cho biết, tỷ lệ việc làm sẵn có cần tuyển dụng ở nước này là 1,63. Điều này có nghĩa là cứ 163 vị trí cần tuyển dụng thì có 100 người Nhật tìm việc và 63 vị trí còn thiếu. Do đó, Tháng 4 năm 2019, Nhật Bản đã thông qua luật quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi. Dự luật này cho phép nền kinh tế Nhật tiếp nhận 345.000 lao động nước ngoài trong 5 năm tới, mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam qua Nhật làm việc.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ nhận mức lương bao nhiêu?
Với một lao động phổ thông làm việc tại Việt Nam sẽ nhận mức lương trung bình khoảng 5 – 7 triệu đồng/ tháng; với những lao động có trình độ cao hơn, mức lương sẽ rơi vào khoảng 7 – 9 triệu đồng/ tháng. Với mức lương này hoàn toàn có thể đáp ứng các khoản chi tiêu sinh hoạt hàng ngày và vẫn còn dư ra nhưng không nhiều. Tuy nhiên, nhu cầu của con người ngày càng cao, nếu để dành tiền xây nhà, mua xe… sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể làm đươc.
Mức lương cơ bản trung bình của một lao động phổ thông Việt Nam làm việc tại Nhật Bản rơi vào khoảng 30 – 40 triệu đồng/ tháng. Với các công việc yêu cầu trình độ cao hơn như điều dưỡng viên, kỹ sư, mức lương sẽ còn cao hơn. Sau khi trừ đi các khoản chi tiêu, sinh hoạt, thuế, bảo hiểm, người lao động có thể tiết kiệm gửi về nhà khoảng 15 – 25 triệu đồng/ tháng.
Theo điều 5 và điều 36 Luật lao động dành cho lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản, mức lương cơ bản trả cho người lao động không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Mức lương này được tính theo đơn vị yên/giờ. Từ 01/07/2020, mức lương được áp dụng tại Nhật Bản là 790 – 1013 yên/giờ tùy theo từng khu vực. Người lao động sẽ phải làm việc 8 tiếng/ ngày, 40 – 44 giờ/ tuần.
Chính phủ Nhật Bản dự tính mỗi năm sẽ tăng mức lương cơ bản lên 3% để đạt mức trung bình 1000 yên/ giờ trên toàn quốc. Như vậy, trung bình mỗi tháng, mức lương cơ bản của một lao động rơi vào khoảng 142000 – 190000 yên/tháng (tương đương 30 – 40 triêu đồng), chưa bao gồm các khoản trợ cấp, tăng ca, làm thêm.
Được và mất gì khi đi XKLĐ Nhật Bản
Khi làm việc tại Nhật Bản, ngoài mức lương nhận lại xứng đáng với công sức bỏ ra, bạn còn học hỏi được rất nhiều điều từ quốc gia phát triển này. Từ tác phong làm việc cho tới cách xử lý tình huống hay tiếp cận với các công nghệ hiện đại. Đó hành trang để sau 3 – 5 năm, khi bạn trở về Việt Nam, cơ hội việc làm tại quê nhà trở lên lớn hơn.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp liên doanh Việt – Nhật ưu tiên tuyển chọn những người đã từng làm việc tại Nhật Bản với một mức lương khá hấp dẫn. 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Nhật sẽ trở thành một điểm nhấn ấn tượng khi bạn về nước và đi xin việc trong các công ty này.
Sống ở một quốc gia phát triển và nền văn hóa đặc sắc, thực tập sinh sẽ có những sự thay đổi tích cực về lối sống và tư duy: trở nên kỷ luật hơn, năng suất hơn, nâng cao tay nghề do được tiếp cận với các thiết bị sản xuất hiện đại, giàu kinh nghiệm hơn trong công việc, rèn luyện về tác phong làm việc, biết cách tiết kiệm và có lối sống lành mạnh…
Với những nền tảng này sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm sau khi về nước cho các thực tập sinh: khởi nghiệp làm chủ, xin việc trong công ty Nhật tại Việt Nam, làm giáo viên dạy tiếng Nhật hoặc nhân viên thông dịch, khai thác khách hàng…
Nếu bạn sang Nhật chỉ làm việc theo giờ quy định (8h/ngày, 5 ngày/tuần), thời gian còn lại bạn dành để tụ tập đi chơi, đi mua sắm, hẹn hò yêu đương, nhậu nhẹt, chơi game, cờ bạc,… thì chắc chắn bạn sẽ mất hết. Mất cả tiền, cả tình, cả sức khỏe, cả sự tự tin, cả sự tôn trọng và cả thanh xuân.
Nhật Bản không cho không bạn điều gì. Sang Nhật, bạn có cơ hội kiếm tiền, bạn có tiền, họ trả lương cao cho bạn thì bạn cũng phải đem đến cho họ lợi ích cao nhất có thể. Sang Nhật, bạn có môi trường để học hỏi và trưởng thành thì cũng đồng nghĩa bạn phải đánh đổi vài năm tuổi trẻ xa nhà và vất vả.
Đây chính là cuộc sống. Mà cuộc sống đôi khi chính là càng mất nhiều thì càng được nhiều hơn. Và những cái được từ những mất mát sẽ luôn bên mình, trở thành giá trị của riêng mình.
Chi phí XKLĐ Nhật Bản gồm những khoản gì?
Xuất khẩu lao động Nhật Bản cho bạn rất nhiều thứ ngoài tiền. Cái bạn mất đầu tiên có thể là mất tiền. Bạn phải bỏ ra một số tiền rất lớn để được sang Nhật làm việc. Nhưng sau cái mất ban đầu đó bạn có thể sẽ có được rất nhiều thứ như đã nói ở trên. Để rồi 10 năm, 20 năm, 30 năm hay 40 năm sau, bạn có thể không phải bỏ một đồng nào ra để xin việc, bạn có thể tự kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình, bằng những gì đã học và đã tích lũy được trong 3 năm ở Nhật…
Chi phí XKLĐ Nhật Bản sẽ bao gồm các khoản: Chi phí khám sức khỏe, chi phí học nguồn, chi phí dịch vụ, chi phí đào tạo tiếng Nhật, chi phí đào tạo nghề. Chi phí XKLĐ giữa các công ty thường chênh lệch nhau ở các khoản phí này.
Bên cạnh các khoản phí trên, người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ cần trả thêm khoản phí để làm các loại giấy tờ như visa, hồ sơ,… Ngoài ra, còn có các khoản phí phụ thu như giáo trình, đồng phục và đồ dùng cá nhân cho người lao động, …
Vậy nên, chi phí thực tế đi XKLĐ Nhật Bản với hợp đồng 3 năm vào khoảng 100 – 160 triệu đồng.
Những điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Hiện nay, đi XKLĐ Nhật Bản đã trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vẫn có những tiêu chuẩn chung với người lao động và thay đổi theo từng đơn hàng.
- Giới tính: Nam, nữ
- Độ tuổi: 18 – 35
- Chiều cao, cân nặng, thị lực, sức khỏe tốt
- Trình độ: tốt nghiệp cấp 2 trở lên
- Không bị mù màu, không xăm trổ
- Không mắc các bệnh truyền nghiễm HIV, viêm gan B, C, lao phổi…và các bệnh cấm nhập cảnh.
Chỉ cần đạt được các yêu cầu phía trên và không nằm trong 13 nhóm bệnh bị cấm đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản là người lao động đã đủ điều kiện đi lao động Nhật Bản.
Hồ sơ XKLĐ Nhật Bản hồm những gì? Quy trình ra sao?
Một bộ hồ sơ XKLĐ Nhật Bản bao gồm các giấy tờ sau:
- Ảnh thẻ cỡ 3×4 và 4×6
- Sơ yếu lý lịch
- Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, sổ hộ khẩu
- Bằng tốt nghiệp hoặc học bạ, chứng chỉ
- Giấy xác nhận hạnh kiểm (nhân sự)
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy khám sức khỏe
- Bản cam kết của gia đình và thực tập sinh
- Hộ chiếu (xem hướng dẫn cách làm tại đây)
Quy trình đi XKLĐ Nhật Bản thường bao gồm các bước như sau: